Lịch sử Tháp nước Hàng Đậu

Bối cảnh

Vào ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội[2] và từ năm 1898, cả Hà Nội trở thành thành xứ Bảo hộ của thực dân Pháp.[3] Trước khi tháp nước được xây dựng, người Hà Nội chỉ chủ yếu dùng nước giếng đào hoặc từ các ao hồ xuất hiện dày đặc trong thành phố. Những năm 1894, nhiều đợt dịch bệnh lớn đã diễn ra tại thành phố, làm ảnh hưởng đến rất nhiều dân sinh sống tại đây, trong đó có cả 12 nghìn quân sĩ Pháp.[3] Cái chết của Paul Bert vì bệnh kiết lỵ vào năm 1896, chỉ ngay sau khi ông được bổ nhiệm làm thống sứ An NamBắc Kỳ, cũng khiến người Pháp phải gấp rút hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu thay vì nguồn nước cũ.[1][4][5]

Năm 1896, thực dân Pháp đã thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm khảo sát các nguồn nước trong khu vực như là một điểm ưu tiên trong kế hoạch xây dựng Hà Nội. Quyết định xây dựng nhà máy nước chủ yếu là do nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh.[3] Dự án xây dựng tháp nước cùng với những công trình điện nước khác của thành phố đều được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho thực dân và binh lính Pháp, còn người dân thì bị hạn chế và chỉ được dùng phần nước thừa ra từ tháp nước.[1] Khi đó, tháp nước Hàng Đậu được coi là công trình đầu tiên đánh dấu sự thay đổi bộ mặt của thành phố Hà Nội.[1]

Xây dựng

Nhà máy nước Yên Phụ được khởi công xây dựng vào năm 1894, cùng lúc thực dân Pháp bắt đầu phá thành Hà Nội;[6][7] những viên đá xanh, đá ong lấy ra từ việc phá dỡ các bức tường thành được thương nhân Tư Hồng mua lại rồi bán đi để phục vụ cho việc xây dựng hai tháp nước, một cái gọi là Đài đầu (Reservoir de tête), xây vào năm 1894,[1][3][8] đặt ở góc Đông Bắc thành cũ gần nơi quân đội Pháp đóng quân[lower-alpha 1] và một tháp nước tương tự nhưng ít nổi tiếng hơn Đài đầu gọi là Đài cuối (Tháp nước Đồn Thuỷ), có vị trí tại khu nhượng địa Đồn Thủy phía Đông Nam thành phố, gần nhà thương quân đội thực dân khi ấy (nay là khu vực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).[3] Vị trí của tháp Hàng Đậu được đánh giá là một nơi rất thuận lợi cho việc phân phối nước mà không cần bơm hỗ trợ và có thể rót nước thẳng vào thành Cửa Bắc. Áp lực từ độ cao của tháp Hàng Đậu có thể đẩy nước tới nơi đóng quân của thực dân và những vòi nước công cộng đúc bằng gang đặt rải rác ở đầu các phố, rồi chảy tới các tòa công sở, biệt thự, nhà riêng ở nội thành.[3][9]

Tháp nước Hàng Đậu (trái) và Tháp nước Đồn Thuỷ (phải) vào thế kỷ 19.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháp nước Hàng Đậu http://wikimapia.org/112773/vi/Th%C3%A1p-n%C6%B0%E... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://quehuongonline.vn/1000-nam-thang-long-ha-no... https://www.youtube.com/watch?v=6RTe0vWBK0I&t=183s https://vnexpress.net/bi-mat-ve-2-thap-nuoc-co-nha... https://vnexpress.net/thap-nuoc-co-nhat-ha-noi-duo... https://web.archive.org/web/20190421055630/https:/... https://web.archive.org/web/20200223172937/http://... https://web.archive.org/web/20210117062644/https:/... https://web.archive.org/web/20210125215234/https:/...